“Kỳ thi tốt nghiệp năm nay nói chung và sự kiện Hà Giang nói riêng là một báo động đỏ về đích đến của giáo dục. Lâu nay chúng ta vẫn tự hào rằng Việt Nam là một dân tộc Hiếu học. Theo tôi, “Hiếu học” có nghĩa là “Hiếu tri”, nhưng qua sự kiện Hà Giang cũng như rất nhiều vấn đề khác của Giáo dục hiện nay, có thể thấy rằng, hình như nền giáo dục của chúng ta hiện nay không phải là “Hiếu tri”, mà là “Hiếu thi”. Chỉ có “Hiếu thi” thì mới dẫn đến chuyện sửa điểm, hay chạy điểm… đến mức độ khủng khiếp đến như vậy.”
Đó là chia sẻ của Nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung - Nhà sáng lập Học viện Quản lý PACE & Viện trưởng Viện Giáo Dục IRED, khi trò chuyện với HTV trong một phóng sự về sai phạm ở Hà Giang. Không chỉ là chuyện thi cử, từ sự việc đáng buồn này thì câu hỏi “Đích đến của giáo dục là gì?” cũng là điều mà rất nhiều người tự hỏi và muốn tìm lại. Nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung cũng đã chia sẻ góc nhìn của mình về lời giải cho câu hỏi nhức nhối này trong chuyên mục “Góc nhìn HTV” của HTV9 lúc 21h00 ngày 26/7/2018.
Cha đẻ chiến lược
cạnh tranh
Cha đẻ marketing
hiện đại
Chủ nhân Nobel
kinh tế 2008
Bộ óc số 1 thế giới
về nhân sự
Cha đẻ của phương pháp
“The Speed of Trust”
CEO của Search Inside Yourself Leadership Institute